Tìm hiểu về truyền hình Mỹ

Có thể nói, truyền hình Mỹ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, đi trước các nước khác rất nhiều kể từ công nghệ làm phim đến lăng-xê, tạo thương hiệu. Truyền hình Mỹ đã là nơi sản sinh ra rất nhiều bộ phim bom tấn bên cạnh những bộ phim điện ảnh được chiếu trên màn ảnh rộng. Hollywood không chỉ có điện ảnh, mà còn có truyền hình. Thực tế thì truyền hình Mỹ phát triển không kém gì điện ảnh vì tính chất dễ tiếp cận của nó (Trung bình một người Mỹ dành 5 tiếng 1 ngày xem TV). Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đến thế giới vẫn chưa thật sự lớn như điện ảnh, và nhất là ở Việt Nam, khi trên TV tràn đầy những bộ phim của Hàn Quốc, Trung Quốc thì người hâm mộ chỉ có thể tiếp cận với các US series qua mạng Internet là chủ yếu.

635394374702987085 Tìm hiểu về truyền hình Mỹ

Sau nhiều năm phát triển, truyền hình Mỹ đã trở nên rất hiện đại với một hệ thống các kênh truyền hình, nhà đài, nhà SX chuyên nghiệp. Có nhiều NV đã nổi lên như các ông trùm truyền hình như Ryan Murphy, Simon Cowell trên cương vị nhà SX, cũng có rất nhiều các ngôi sao điện ảnh hàng đầu Holywood hiện nay xuất thân từ các bộ phim truyền hình và nổi lên từ đó. Sau đây là những kiến thức được cho là cơ bản nhất mà một fan hâm mộ các TV series có thể biết để phục vụ niềm đam mê của mình:

I, Khung giờ phát sóng:

Trong 1 ngày, các chương trình trên TV được chia làm 3 khung giờ phát sóng:

+ Daytime: Giờ chiếu ban ngày
+ Primetime: Khung giờ vàng (8h đến 11h tối ở Mỹ)
+ Late night: Các chương trình đêm khuya, sau 11h.

Daytime và Primetime được tách biệt rất rõ ràng và có giải Emmy riêng. Trong đó thì Primetime là khung giờ tập trung những phim truyền hình hay nhất.

II, TV season:

–  Season ở đây cũng có thể hiểu như một mùa của television. 1 season là thời gian để 1 bộ phim chiếu hết 1 phần (cũng gọi là 1 season). 1 năm với truyền hình Mỹ được chia làm 2 season:

+ Fall TV season: Từ tháng 9 đến tháng 5 hàng năm. Đây là mùa tập trung nhiều bộ phim hay nhất, và cũng có ratings cao hơn hẳn Summer Season.
+ Summer TV season: Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Ở mùa hè thì các series thường ngắn hơn, tuy nhiên cũng có rất nhiều phim hay và nổi như Pretty Little Liars, Royal pains, Mellisa and Joey, Jane by Design,…

III, Broadcast và cable:

1. Broadcast: Là các kênh truyền hình miễn phí. Phim trên các kênh này thường hướng đến đại đa số các bộ phận khán giả (rất ít phim 18+, cảnh nóng, bạo lực, máu me,…). Có 5 kênh broadcast như sau:

– ABC: Một kênh lớn, với nhiều bộ phim nổi tiếng hiện nay như Revenge, Once upon a time, Grey’s anatomy, Desperate Housewives… ABC mạnh về các phim drama, soap drama hơn các thể loại khác.

– FOX: Cha đẻ của Glee, American Idol, House, American Horror Story…FOX thiên về comedy và các chương trình truyền hình thực tế.

– CBS: Kênh này là chuyên về “cảnh sát hình sự” Nếu bạn thích xem các thể loại như trinh thám, hình sự, hành động thì đây là sự lựa chọn của bạn. Các phim nổi tiếng như The Mentalist, CSI: New York, Person of Interest,…

– NBC: Kênh này có vẻ thiên về comedy và nhất là talkshow. Mình không xem phim của kênh này mấy, chỉ biết đến 30 Rock, Parenthood, Parks and Recreation,…

– The CW: Thiên về các phim viễn tưởng, ma ca rồng, người sói, năng lực siêu nhiên. Các phim nổi tiếng như: The Vampire Diaries, Nikita, Supernatural,… Tuy nhiên thì đây là nhà đài flop nhất với ratings lúc nào cũng be bét.

Cuộc chiến tranh giành người xem giữa các kênh broadcast vô cùng khắc nghiệt, vì nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của các nhà đài này.

2. Cable: Là truyền hình cáp. Các kênh này thì máu me hơn, bạo lực hơn, hot hơn , và nhất là phim thường hay hơn do có doanh thu đảm bảo từ tiền thuê bao cáp nên phim được tài trợ sản xuất trọn vẹn. Cable có rất nhiều kênh, mn tự tìm hiểu Các kênh nổi bật nhất là AMC, Showtime, TBS,…

– HBO: Khán giả ấn tượng về HBO với hình ảnh của một kênh phim hàng đầu, là nhất là câu khẩu hiệu “It’s not TV, it’s HBO”. Các phim truyền hình sừng sỏ của HBO có thể kể đến Game of Thrones, The Sopranos, The Wire, True Blood,…

– AMC: là viết tắt của American Movie Classics, trước đây thì kênh này chỉ chiếu các bộ phim điện ảnh 1 tập, và có rất ít các bộ phim tự sản xuất. Sau đó thì vào những năm 2000, AMC mở rộng và chỉ sản xuất phim truyền hình là chủ yếu, nên cái tên cũng không được nhấn mạnh nhiều nữa
Các bộ phim nổi bật: The Walking Dead, Breaking Bad, Mad Men, Heels on Wheels,…

– Showtime: Ở Mỹ thì Showtime là một kênh truyền hình trả tiền thuộc hạng cao cấp (như kiểu K+ thì phải ). Showtime được tách ra từ CBS Corp. Khán giả Việt Nam biết đến Showtime qua những bộ phim (khá) nổi tiếng như Dexter, Californication, Homeland, Shameless,…

IV, Pick-up/Renew/Cancel:

1, Pick-up:

Pick-up là khái niệm khi 1 bộ phim được nhà đài lựa chọn để sản xuất. Một nhà sản xuất nếu muốn phim của mình được nhà đài lựa chọn phát sóng thì phải tự bỏ tiền ra làm một tập đầu tiên (pilot), nhà đài xem mà thấy thích thì sẽ pick-up, tài trợ tiền để sản xuất phim. Thường thì nhà đài sẽ đặt hàng (order) khoảng 13 tập (nửa season), rồi xem ratings ra sao, rồi order sản xuất tiếp. Full 1 season là 24 tập.

2, Renew/Cancel:

Dựa vào ratings của 1 bộ phim trong cả season, vào cuối season (khoảng 15/5 hàng năm theo như mình nhớ) thì các nhà đài sẽ đưa ra quyết định cho số phận của tất cả các bộ phim của họ. Phim có ratings tốt thì sẽ được renew (tiếp tục làm phần mới), còn ratings xịt thì cancel (xử trảm). Các đài network nổi tiếng xưa nay dã man, ko cần biết phim đã kết thúc hay chưa, chỉ cần vài tập xuống phong độ là có thể đứt phừn phựt ngay. Chính vì thế nên các NSX phải làm đủ các chiêu trò để câu khách, rồi dựa vào ý kiến khán giả để phát triển kịch bản phim, mời các guest stars hoành tráng để “cứu vớt” series của mình.

Tuy nhiên, chỉ số ratings không phải là yếu tố duy nhất (nhưng quan trọng nhất) ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đài, tất nhiên họ cũng phải dựa vào phản hồi từ phía các chuyên gia, người hâm mộ, và cả uy tín của producer nữa (Ví dụ như những producer có tiếng như Shonda Rhimes, Ryan Murphy, Simon Cowell,…một mình họ có vài cái series chiếu cùng 1 lúc, thì phim của họ sẽ có lợi thế hơn của các NSX ko tên tuổi khác), vậy nên dù chúng ta không thể đóng góp vào ratings của phim thì cũng có thể góp phần nào đỏ (dù là rất nhỏ) vào việc “cứu” những bộ phim yêu thích như lên facebook, trang chủ của phim phản hồi tốt về phim, kêu gọi fan ở Mỹ tích cực xem phim, viết email lên nhà đài, mở các tuition kêu gọi mọi người vào sign (kiểu như “Don’t cancel…”). Những việc này fan của các phim có nguy cơ bị cancel bên Mỹ làm khá nhiều, họ còn kêu gọi nhau đồng loạt gửi thư tay đến nhà đài, viết to đùng ở ngoài thông điệp của mình. Dù không biết là giúp được bao nhiêu nhưng cũng đáng để thử, vì phim đang xem dở mà bị cancel thì hụt hẫng lắm

Ngoài lề: Đến cái ngày này hàng năm mà lên Twitter follow mấy cái nhà đài, fanpage, account của các trang như tv.com, tvline.com, cast, crew với producer của các phim… thì vui như lễ hội luôn ý. Kiểu cứ ngồi chực từng giây một để cập nhật kết quả, ấn f5 các trang web liên tục để cập nhật kết quả như cá độ. Rồi thỉnh thoảng có 1 thằng tung hỏa mù là 1 phim nào đó được renew, mà chờ mãi không thấy trang nào nói, bắt đầu quay ra chửi (thời điểm nhạy cảm mà). Xong rồi được renew thì ăn mừng tưng bừng, (cả cast vs producer cũng online để chờ KQ), thế là hú hét chúc mừng nhau loạn xạ cả lên, còn anh nào bị cancel thì buồn tiu nghỉu, quay sang chửi nhà đài/ Chỉ khổ mấy anh reporter của mấy trang báo, update từng giây, chắc xong hôm ý mệt bờ phờ.

V, Ratings và Bubble Watch:

1, Ratings là gì? Vì sao lại cần ratings?

Ratings không còn là một khái niệm lạ lẫm. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này thì ratings có nghĩa cụ thể là tỉ suất người xem. Ratings ở Mỹ là một hệ thống tính ratings chuyên nghiệp, cập nhật nhanh (sáng hôm sau là có ratings của tối hôm trước), có độ chính xác cao và đáng tin cậy (điển hình là việc các nhà đài phụ thuộc vào con số này để quyết định số phận của phim).

Ratings được tính để các nhà đài và người xem thấy được sức hút của các bộ phim và như đã nói ở trên, là yếu tố quan trọng nhất để các nhà đài quyết định có làm tiếp phim hay không. Vì sao các nhà đài lại phụ thuộc vào ratings đến vậy? Điều này chỉ xảy ra ở các kênh network. Network là các kênh miễn phí, và lợi nhuận bù cho số tiền khá lớn mà họ phải bỏ ra để sản xuất phim phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu quảng cáo. Mà các công ty chỉ kí hợp đồng quảng cáo nếu họ biết phim đó có nhiều người xem, và càng nhiều người thì giá trị của hợp đồng QC càng cao. Mà ai chả ham tiền, nói vậy là các bạn tự hiểu nhé

Ghi chú: Các kênh cable thì không lo lắm đến ratings (tất nhiên là vẫn có), vì thế bạn mà thích phim cable thì cứ yên tâm là sẽ xem hết phim 1 cách trọn vẹn và cũng ko phải hồi hộp chờ ratings hằng tuần

2, Cách tính ratings:

Cách tính ratings khá phức tạp, nên thôi không cần hiểu rõ cũng không sao Mình chỉ nói cách đọc được ratings (nhìn xem như thế là tốt hay xấu) để cập nhật ratings và khả năng được renew của series yêu thích của bạn thôi nhé! Thực ra các bạnchỉ cần theo dõi mục ratings của page thường xuyên là đã nắm được tình hình rồi simple smile Tìm hiểu về truyền hình Mỹ

Số liệu để nhà đài dựa vào để quyết định số phận của phim là Demo trong độ tuổi từ 18-49, cũng chính là độ tuổi mà các nhãn hàng quảng cáo hướng đến.

Vậy bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là thấp? Cái này thì tùy nhà đài. Như thường thấy thì mức 2.0 là trung bình, thấp hơn nhiều là hơi bị nguy cơ, trên ít thì khó đoán, trên nhiều thì ngon Trên 3 là phim hot rồi, trên 4 thì đẳng cấp, còn trên 5 thì là hàng khủng, nhưng cũng không giữ được chót vót như vậy lâu đâu. VD như mức 3.8 và 3.2 của Ouat và Revenge là những mức ratings rất cao, có thể đảm bảo cho việc được renew. The Mentalist và 666 Park Avenue chỉ được 2.1 là hơi thấp so với tiêu chuẩn của đài CBS và ABC, nên tương lai không chắc chắn. Còn như với đài CW thì 1.0 là quá đủ để được renew rồi

3, Bubble watch: “On bubble” là cụm từ được dùng để chỉ các phim có nguy cơ bị cancel. Bubble watch là bảng theo dõi khả năng được renew của các bộ phim, tất nhiên chỉ là phỏng đoán dựa trên ratings. Cái bảng này được cập nhật khoảng 1 tuần 1 lần.

VI, Giải Emmy và các giải thưởng cho phim truyền hình:

Giải Emmy (hay còn gọi là The Academy Television Awards, tuy nhiên rất dễ nhầm với Oscar ) là một giải thưởng thường niên dành cho các series truyền hình dài tập xuất sắc của Mỹ. Sở dĩ nó có tên khá giống với Oscar vì cả hai đều là những giải thưởng của hiện hàm lâm điện ảnh (hay gì đó) của Mỹ

Emmy là giải thưởng uy tín và danh giá nhất trong lĩnh vực truyền hình, và còn được gọi là Oscar của truyền hình. Giải Emmy có 2 giải tách biệt hẳn nhau là Primetime Emmy dành cho các bộ phim truyền hình, và Daytime Emmy, tôn vinh các chương trình truyền hình hằng ngày của Mỹ.

Đây là kết quả của Primetime Emmy năm nay để các bạn tham khảo: http://www.emmys.com/nominations

(Chỉ là tham khảo và chưa chắc phim gì đạt Emmy thì xem đã thấy thích đâu nhé, suy từ Oscar ra thì cũng hiều đúng không , và cũng không phải là không có phim chưa nghe tên bao giờ )

Càng ngày thì giải Emmy càng bị lấn áp bởi các phim truyền hình cáp, vì phim network bây giờ bị thị trường hóa quá kinh khủng và nội dung không còn được hay như trước nữa. Từ sau thời của những “tượng đài network” như Lost, FRIENDS, Grey’s Anatomy thì có vẻ như chưa có một đại diện nào từ phía các nhà đài network có đủ khả năng để tấn công vào Emmy, chưa nói đến chuyện tung hoành giải thưởng này như các đàn anh đi trước.

Ngoài giải Emmy dành cho truyền hình thì ở các giải thưởng thường niên dành chung cho ngành giải trí như Golden Globe, People’s Choice Award,Teen Choice Award, các giải thưởng của MTV,… đều có những hạng mục dành cho him truyền hình, nhưng có thể chúng không nổi bật bằng các hạng mục khác nên bạn không để ý.

NuocMy

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>