Ở đâu sướng như nông dân Mỹ

Nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài thích ăn rau nhất. Vì chúng ta tin rằng nó sạch. Và ở nhiều nước chắc chắn là sạch. Trong đó có Mỹ.
Rau chân vịt, rau xà lách mua từ siêu thị về khỏi cần rửa, ăn luôn. Trên bao bì đề rõ “Đã rửa ba lần”. Cũng hoàn toàn đáng tin, từ cái công ty chế biến nông sản cho tới những người nông dân đã trồng ra túi rau ấy.

Những người hàng xóm của tôi bảo, nông dân là tầng lớp đáng tin số 1 ở Mỹ, bởi rất nhiều lý do, trong đó có việc họ nằm trong số những người nông dân sướng nhất và giàu có nhất thế giới, nếu không muốn nói họ chính là số 1, nên không thể phản bội lại những người tiêu dùng, và cũng chẳng cần gian dối chứ chưa nói tới cơ chế khó lòng dung dưỡng cho gian dối.

635406614179742315 Ở đâu sướng như nông dân Mỹ
Bà Ngô Thị Bọc, chủ trang trại rau người Việt nổi tiếng ở thủ đô DC

Ở Mỹ hiện có khoảng hơn 50 ngàn nông trại có doanh thu trên 1 triệu đô/năm và thu nhập hộ gia đình bình quân là 200 ngàn đô/năm (theo Bộ Nông nghiệp Mỹ – USDA), gấp đôi so với thu nhập của một luật sư hay bác sĩ. Hay trong khi cả nền kinh tế chỉ tăng trưởng trên dưới 2%/năm trong thời gian qua thì thu nhập sau thuế của nông trại tăng 27%.

Chính bởi thế, trong khi bất động sản suy thoái suốt từ 2008-2012 thì đầu tư đất đai nông trại lại là lĩnh vực đầu tư béo bở nhất ở phố Wall.
Mà không chỉ giàu, nông dân Mỹ còn sướng. Những người nông dân làm việc trong các trang trại có doanh thu trên 1 triệu đô sử dụng thiết bị vệ tinh định vị trong khi canh tác, nuôi trồng, và sử dụng máy tính để quản lý sức khỏe gia súc.

Một hình ảnh tiêu biểu cho các trang trại quanh Thủ đô Washington (thuộc các bang lân cận như Virginia, Maryland…) là những người nông dân da trắng đứng bán hàng trong khi các nhân công làm thuê người gốc Mỹ Latin thong thả lái những chiếc máy cày máy kéo trên những cánh đồng bát ngát. Họ không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm (tương đối) an toàn và chất lượng cho thị trường nội địa Mỹ, mà mỗi năm còn xuất khẩu hơn 100 tỷ đô (bằng khoảng 2/3 GDP của Việt Nam).

Chưa hết, nông dân Mỹ còn được hỗ trợ tối đa. Mới đây, Tổng thống Obama đã đặt bút ký ban hành Luật Nông trại trị giá 1 ngàn tỉ đô trị giá trong vòng mười năm. Có nhiều hạng mục bị cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng ngân sách, nhưng có một điều không thay đổi đó là chương trình trợ giá cho nông dân Mỹ. Trợ giá cho nông dân đã là một truyền thống, dù cho người ta có quyền cáo buộc nó là kết quả của những cuộc vận động hậu trường đầy mùi tiền thông qua những lần gây quỹ tranh cử cả ở cấp lập pháp lẫn hành pháp.

Năm 2012, USDA cho biết nông dân Mỹ được trợ giá, trợ cấp tới 14 tỷ đô, tương đương 5% tổng doanh thu tiền mặt của toàn các trang trại Mỹ. Và dù được trợ cấp trợ giá rõ ràng như thế, nhưng bất cứ mặt hàng nông sản nào từ nước ngoài vào thị trường Mỹ nếu có nguy cơ đánh bại nông sản Mỹ, cũng có thể bị kiện cho tơi tả qua những vụ kiện bán phá giá, chống trợ cấp, giống như chuyện con cá tra hay con tôm Việt Nam vậy.

Mà ở đây, nông nghiệp mới chỉ cấu thành chừng 1% GDP của . Nếu là nước nông nghiệp thật, rau của Mỹ còn ngon, sạch cỡ nào, và nông dân Mỹ còn giàu nhường nào?

Phạm Tấn (Washington D.C)

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>