Là người Việt ai cũng đã từng có một GIẤC MƠ MỸ, còn bạn?

 Là người Việt ai cũng đã từng có một GIẤC MƠ MỸ, còn bạn?Ngày xưa lúc còn thơ bé, tôi được cha mẹ dạy rằng con hãy cố gắng học tốt, làm việc chăm chỉ thì sau này sẽ thành công trong công việc, được xã hội và mọi người tôn trọng. Và tôi đã mơ, đã cố gắng,… và để rồi già hơn một chút để nhận ra đó chỉ là một giấc mơ: giấc mơ Mỹ.

Thuật ngữ Giấc Mơ Mỹ có từ đâu? Cụm từ này xuất hiện lần đầu trong một quyển sách có tựa đề là Epic of America của tác giả James Truslow Adams. “Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất mà ở đó cuộc sống đáng tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người. Ở đó mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình. Đấy là một giấc mơ khó khăn cho tầng lớp thượng lưu châu Âu diễn giải đầy đủ, và cũng thật khó khăn cho tất cả chính chúng ta những người càng ngày ngờ vực và không tin tưởng vào nó.

Nó không phải là một giấc mơ về các loại xe hơi hay đơn thuần là tiền lương cao, nhưng là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi đàn ông và đàn bà sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ cái khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ.

Giấc mơ Mỹ là một ước mơ mà trong đó, mọi người được làm việc hết khả năng của mình, và trên hết, được xã hội đánh giá dựa trên những gì mà anh làm được, chứ không phải là anh có bao nhiêu tiền, hay anh là con cháu của ông bà tai to mặt lớn nào. Nói một cách cụ thể hơn, đó là giấc mơ của một sinh viên, điểm số đạt được là do công sức học tập miệt mài bỏ ra, không phải do công sức giải đề thi cũ, cũng không phải do dùng tiền hối lộ mà có được. Đó là giấc mơ của một bác sĩ, được làm việc ở bệnh viện nào là do cái Tâm và cái Tầm của mình, chứ không phải là do biết rõ đường dây nào là tốt nhất để chạy chọt, cũng không phải là do quen với ông Giám Đốc này, ông Chủ Tịch kia. Một giấc mơ đẹp, nhưng hình như quá xa vời!

Tại sao giấc mơ đó lại là giấc mơ Mỹ? Cần lật lại lịch sử và nhìn sơ qua bộ mặt để có câu trả lời. được ra đời khi nhân loại đã bắt đầu chán ngán một châu Âu già cỗi, nơi mà con người ta sống và được đánh giá không phải do tài năng của mình, mà là do mình thuộc dòng dõi nào, con của công tước vương hầu nào. Đã có những người ra đi, và họ đã tìm được câu trả lời của mình ở . Một quốc gia mới hoàn toàn, ở trên một vùng đất mới, nơi mà chưa từng được xác lập những truyền thống xã hội nào, một nơi tuyệt vời để thực hiện những lý tưởng mới! Và bản Hiến Pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời, với các giá trị cơ bản để tạo nên xã hội mới, để tạo điều kiện triệt để giấc mơ Mỹ: bình đẳng, tự do và có quyền mưu cầu hạnh phúc – những giá trị đã được tạo nên ở châu Âu nhưng không bao giờ được thực hiện hoàn chỉnh do những truyền thống xã hội nặng nề ở đây.

634584951740294805 Là người Việt ai cũng đã từng có một GIẤC MƠ MỸ, còn bạn?

Sức hấp dẫn của giấc mơ Mỹ? Hàng vạn người, từ khắp nơi trên thế giới, bằng những con đường nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp đã tìm mọi cách để đến Mỹ. Đó là những sinh viên Ấn Độ, Trung Quốc,…, đó còn là những dân nghèo của Mexico, Honduras,… Những dòng người nhập cư đã tạo nên một bản sắc nước Mỹ phong phú, và bên cạnh đó, với việc tôn vinh tài năng của con người, đã tạo nên một đại cường quốc Mỹ của thế kỷ XX.

Giấc mơ Mỹ có còn là hiện thực? Trải qua 300 năm hình thành và phát triển, khi mà một xã hội với những truyền thống đã dần được xác lập, thì giấc mơ Mỹ hình như cũng đang mất dần. Người giàu thì một ngày một giàu hơn, kẻ nghèo thì ngày một nghèo hơn, chênh lệch xã hội ngày một lớn, và giá trị của đồng tiền ngày một lấn lướt giá trị của tài năng con người. Đó là lời kêu cứu của các nhà xã hội học Mỹ hiện nay. Thực tế thì sao? Mong rằng có một ngày bạn sẽ được đến Mỹ và kiểm chứng.

Theo ycantho

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>