Nước Đức trở thành cỗ máy kinh tế châu Âu trong suy thoái

Mặc dù thừa nhận những rủi ro từ vụ việc Hy Lạp, nhưng với quan điểm tiết kiệm ngân sách hàng đầu, Đức tỏ ra khó khăn hơn so với Pháp trong việc cân nhắc vấn đề trợ giúp Hy Lạp. Vào ngày 7/3 vừa qua, trong khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hô hào hứa hẹn giúp đỡ Hy Lạp vượt qua các vấn đề tài chính, thì Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble nêu ý kiến Quỹ Tiền tệ (EMF) sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong các nước sử dụng đồng tiền chung .

Mới chỉ một thập kỷ trước đây, Đức – nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu hiện nay – vẫn còn là quốc gia có đà tăng trưởng trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều hãng sản xuất lớn đóng cửa vì không trang trải đủ chi phí.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2009, các nền kinh tế lớn Mỹ, Nhật, châu Âu và một số quốc gia châu Á manh nha phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Châu Âu được xem là nền kinh tế ổn định nhưng kém năng động và bảo thủ do năng suất lao động tăng trưởng kém, người dân phụ thuộc nhiều vào chế độ phúc lợi xã hội, tốc độ đổi mới công nghiệp chậm. Điều này khiến nhiều chuyên gia kinh tế hình dung kinh tế trong khu vực giống như những bánh răng vận hành rời rạc và sẽ sớm tách ra khỏi “guồng máy” Liên minh Châu Âu (EU) được thiết lập cách đây gần 20 năm. Tuy nhiên việc EU tan rã hay tồn tại sẽ phụ thuộc nhiều vào triển vọng khôi phục kinh tế của các cường quốc trong khu vực như Đức và Pháp, cùng khả năng trả nợ công của Hy Lạp – nước nghèo nhất EU hiện nay.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
duc 1367018187 500x0 Nước Đức trở thành cỗ máy kinh tế châu Âu trong suy thoái

Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Ảnh: Lgmap

Nhìn lại quá trình phát triển từ sau những năm 60 cho tới trước thời điểm cựu Thủ tướng Gerhard Schröder lên nắm quyền vào năm 1998, người ta khó tưởng tượng Đức – nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu hiện nay từng bị xếp hạng quốc gia yếu kém trong khu vực với đà tăng trưởng kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều hãng sản xuất lớn đóng cửa vì không trang trải đủ chi phí. Việc định giá lại đồng D-mark vào năm 1969 đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân và toàn bộ nền kinh tế.

Gerhard Schröder giành được vị trí Thủ tướng Đức vào năm 1998 đã đánh dấu cột mốc quan trọng cho hàng loạt các biện pháp cải tổ nền kinh tế sau này, nhưng hiệu quả các chính sách chỉ thực sự được phát huy kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của nữ Thủ tướng Angela Merkel đắc cử vào năm 2005.

Trong giai đoạn 2003 – 2004, Gerhard Schröder đã chấp nhận áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu và liên tục cắt giảm lương thưởng nhằm đẩy mạnh cải cách thị trường lao động và hệ thống phúc lợi. Chi phí nhân công tại Đức giảm tới 1,4% trong giai đoạn 2000- 2008, so với mức giảm 0,7% tại Mỹ và tăng lần lượt 0,8%, 0,9% tại Pháp, Anh.

Nhờ chính sách siết chặt chi tiêu lương thưởng khu vực công, kích thích kinh tế phát triển thông qua việc cải thiện thị trường lao động, ổn định ngân sách, thúc đẩy thương mại, giảm tỷ lệ thất nghiệp mà Đức vượt qua cuộc suy thoái toàn cầu lần thứ hai tốt hơn so với các nước khác. Điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư công tại Đức, ngay cả khi nước này nhận viện trợ từ Liên minh Châu Âu.

Sau nhiều nỗ lực liên tục nhằm cải thiện bối cảnh nền kinh tế và vượt qua suy thoái, Đức ổn định được tình hình việc làm khi mà tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với các nước trong khu vực (7,2% lên 7,5% trong năm 2009) và so với một số cường quốc khác. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 đầu năm nay của Đức là 8,7%, Mỹ là 9,7%, Nhật là 5,1%.

Mặc dù nhường lại vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cho Trung Quốc trong năm 2009, nhưng Đức vẫn được đánh giá là ứng viên sáng giá trong năm nay do Đức vốn là quốc gia có bề dày thành tích về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và thặng dư thương mại cao. AP đưa tin kim ngạch xuất khẩu của Đức đạt gần 64 tỷ euro (86,76 tỷ USD) trong tháng 1, cải thiện 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 6,3% so với tháng 12/2009. Kim ngạch nhập khẩu đạt 56 tỷ euro trong cùng tháng. Như vậy mức thặng dư thương mại tháng 1 đạt 8 tỷ euro.

Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á và mật độ dân số cao, Trung Quốc được đánh giá là đối thủ đáng gờm trong cạnh tranh xuất khẩu với Đức. Theo số liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 10/3, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 2 vừa qua đạt 94,52 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu của Trung Quốc tăng. Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng trước cũng tăng 44,7%, đạt 86,91 tỷ USD.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2010 là 3,9%, trong đó Trung Quốc sẽ đạt 10%, Ấn Độ là 7,7%, khu vực châu Âu là 1% và Mỹ là 2,7%.

Vượt qua suy thoái 2008 – 2009 với mức tăng trưởng GDP kém (1,3% vào cuối năm 2008 và – 6,2% năm 2009), Đức đối mặt với nhiều khó khăn. Tiết kiệm có thể xem là quốc sách hàng đầu đối với nền kinh tế chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất khu vực châu Âu. Nhờ chi tiêu và đầu tư hợp lý, Đức không chỉ kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách, mà còn duy trì được thặng dư thương mại nhờ ưu thế cạnh tranh xuất khẩu so với các nước trong khối và ngoài khối EU, cùng với khoản thu nhập tích lũy từ đầu tư tài chính vào các nền kinh tế rủi ro như Mỹ và Hy Lạp.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã biến đôla Mỹ trở thành đồng tiền đáng sợ nhất trong mắt các quốc gia có dự trữ ngoại hối bằng đồng tiền này, khi mà đôla Mỹ liên tục mất giá so với euro. Trong khi đó Hy Lạp chìm vào cuộc khủng hoảng nợ công sau nhiều năm phung phí ngân sách vào các danh mục đầu tư công kém hiệu quả, dẫn tới kết cục phát hành 6,5 tỷ USD trái phiếu chính phủ trang trải nợ công. Việc phát hành trái phiếu của Hy Lạp được xem là nỗ lực đáng ghi nhận, thay cho tuyên bố vỡ nợ do “bánh răng” Hy Lạp nếu bị tách rời sẽ ảnh hưởng tới các bánh răng quan trọng khác trong toàn bộ Liên minh châu Âu (EU), mà hai nước gánh chịu hậu quả trước tiên và nặng nề nhất là Đức và Pháp.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Mặc dù thừa nhận những rủi ro từ vụ việc Hy Lạp, nhưng với quan điểm tiết kiệm ngân sách hàng đầu, Đức tỏ ra khó khăn hơn so với Pháp trong việc cân nhắc vấn đề trợ giúp Hy Lạp. Vào ngày 7/3 vừa qua, trong khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hô hào hứa hẹn giúp đỡ Hy Lạp vượt qua các vấn đề tài chính, thì Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble nêu ý kiến Quỹ Tiền tệ châu Âu (EMF) sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu.

Các chuyên gia nhận định các nước láng giềng với Đức sẽ phải nỗ lực hành động để cùng nhau vượt qua suy thoái. Trong đó, Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ phải kiểm soát chi tiêu tiền lương của khu vực lao động, riêng Hy Lạp sẽ phải thắt chặt đầu tư công. Đức phải mở rộng chi tiêu ngân sách và đầu tư công nhiều hơn dựa trên kích thích tăng trưởng GDP, đồng thời thúc đẩy tự do hóa. Thêm vào đó, các chuyên gia nhận xét các luật lệ Đức ban hành quá hà khắc, ngành dịch vụ kém phát triển và hệ thống y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục vẫn còn hàng tá thứ phải thay đổi. Tuy nhiên việc cải tổ đầu tư công tại Đức sẽ đặt ra nhiều thách thức, mà thách thức trước tiên có lẽ xuất phát từ quan điểm cắt giảm chi tiêu ngân sách mà nước này đang áp dụng.

Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới (IFW) dự báo tăng trưởng GDP của Đức sẽ đạt mức 1,2% trong năm nay, mặc dù mức tăng trưởng trong quý 1 không khả quan do ảnh hưởng mùa đông khắc nghiệt làm đình trệ hoạt động sản xuất.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>