Chuyện đi chợ của sinh viên Việt trên đất Mỹ
Sinh viên Việt Nam đến Mỹ du học đều có thể làm toán nhanh nhạy, thậm chí hơn cả bạn Mỹ. Nhưng chuyện tính xem ăn, ở, chi tiêu thế nào cho rẻ và thuận tiện luôn là bài toán đau đầu, tính lui tính tới vẫn không xong.
Du học sinh có ba dạng ở: sống cùng với người Mỹ địa phương (homestay), ở ký túc xá của trường (sống chung với sinh viên quốc tế khác) và chung phòng (kiếm người hùn tiền mướn căn hộ – apartment – ở chung). Một hôm, tôi mất hơn một giờ đồng hồ đi xe buýt đến nhà Long – em của người bạn – đang ở homestay. Đã gần chín giờ tối, đón tôi ở cửa, Long dẫn tôi theo lối gara vào nhà và thì thầm: “Khuya rồi, anh nói nhỏ, bà chủ ở đây khó lắm”. Trong nhà ở đâu cũng dán đầy nội quy.
Trong nhà vệ sinh: “Phải dội nước thật kỹ, không ngồi xổm lên thành cầu”, nhà bếp: “Không nấu thức ăn có mùi”… Long cho biết ở homestay không phải sắm đồ đạc vì đã có sẵn, tiếng Anh lại được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tiền khá đắt, tùy tiểu bang giá 550-800 USD/tháng, có bao cơm từ một đến hai buổi. Tự nấu ăn thì nhiều chủ nhà không cho phép vì họ nói món ăn Việt Nam có mùi. Tôi định xin ở nhờ nhà Long vài ngày, nhưng thấy nội quy dán trên tường: “Không tiếp bạn ở lại qua đêm”, tối đó tôi đành ra nhà trọ ở tạm với giá 30 USD/đêm. Biết sao được, phải tập cho quen thôi!
Ở ký túc xá của trường, ở chung với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, cải thiện khả năng tiếng Anh. Chưa kể ký túc xá còn lo luôn chuyện ăn cho bạn nếu muốn, tuy giá khá đắt, khoảng gấp rưỡi so với bên ngoài. Vì thế cách phổ biến nhất là dán thông báo trên trường tìm người hùn tiền mướn căn hộ, vừa chủ động hơn trong việc tìm người phù hợp ở chung, giá lại có thể rẻ hơn nhiều.
Nguyên Vũ, sinh viên trường Oklahoma City University, dặn trước: “Ở chung với sinh viên nước ngoài phải chuẩn bị tinh thần có thể sẽ gặp trước một số chuyện bực mình: chén đũa ăn xong không rửa; phòng khách, bếp chẳng bao giờ dọn dẹp; đồ ăn làm sẵn để trong tủ lạnh bị ăn vụng; tiền lẻ ‘cất cánh’ khi để quên ngoài phòng khách”.
Dù sao những chuyện Vũ kể cũng là chuyện nhỏ, có những “tai nạn” khác lớn hơn nhiều do bất đồng văn hóa và chưa hiểu luật lệ Mỹ. Một bạn người Việt là sinh viên Trường ĐH cộng đồng Edmonds (Seattle, bang Washington), từng là nạn nhân. Mới qua Mỹ, bạn thuê phòng ở chung với một cô gái Ấn Độ và một anh chàng Tây Ban Nha. Hai anh chị này cặp với nhau, cuối tuần nào cũng mở tiệc, gọi bạn bè về ăn uống, nhảy nhót, ồn ào quá mức. Đã nhắc nhiều lần cũng vậy, không chịu được, K. chửi thề.
Chỉ thế thôi, cô Ấn Độ gọi 911 (cảnh sát cơ động) nói rằng anh bạn Việt … quấy rối tình dục và anh bồ cô Ấn Độ đứng ra làm chứng. Ngay lập tức, bạn này bị mời về đồn cảnh sát ngủ và lĩnh giấy ra tòa, phải tốn gần 4.000 USD để thuê luật sư.Đi “xin ăn”
Ở Mỹ ít sử dụng tiền mặt, phần lớn dùng thẻ ngân hàng. Là sinh viên du học, mở một tài khoản ngân hàng bạn sẽ được miễn phí dịch vụ trong năm năm và được tặng thêm 25USD. Ở Mỹ, mua hàng tại hệ thống cửa hàng đồ secondhand như Goodwill, Thrift Store hoặc chịu khó đi lùng mua hàng giảm giá cuối tuần, đôi khi bạn sẽ tìm được những món đồ với giá rẻ bất ngờ.
Ở Mỹ, không có xe hơi giống như… cụt giò. Vì thế, khi đi du học, nếu có điều kiện hãy đi học và thi bằng lái xe (ở một số bang như California, Washington, Texas…, bạn có thể thi bằng lái bằng tiếng Việt). Ngày đón tôi tại phi trường, bạn bè vui lắm: “Mày mới qua, phải làm một bữa hoành tráng mới được”. Nói rồi bạn dẫn tôi đi ăn… phở: “Ráng tận hưởng chút hương vị quê nhà đi. Rồi mày sẽ ít có dịp gặp lại nó đấy”.
Tôi nghĩ bụng: “Làm như tao nhà quê lắm. Ở Mỹ, nhất là Seattle, khu tập trung đông người Việt, chỗ nào chẳng bán phở, bán đồ ăn Việt Nam”. Nhưng chỉ sau vài tháng sống ở đây tôi mới thấy lời nói đó chí lý. Làm sao tôi có thể ăn thường xuyên khi một tô phở giá tính ra 100.000 đồng tiền Việt?
Ở Mỹ, nếu biết cách đi chợ, nấu ăn thì với 100 USD, sinh viên có thể ăn ngày ba bữa no và ngon trong một tháng. Quân, sinh viên Trường ĐH cộng đồng Houston (bang Texas), tiết lộ: “Muốn ăn ngon, giá rẻ thì nên thường xuyên coi báo để “canh” coupon giảm giá. Cuối tuần, các siêu thị thường có nhiều đồ giảm giá, đôi khi giảm đến 50 – 70%, tha hồ mua về chế biến”.
Gần như quán tính, mỗi lần đi chợ điều đầu tiên là tôi hỏi xin thẻ làm thành viên miễn phí. Có thẻ này đi chợ mua đồ giá rẻ hơn. “Bài học đi chợ” mà nhiều bạn bè truyền lại cho tôi khi đi chợ là: mua thịt nên đi chợ Mỹ; mua rau, trái cây, gia vị thì đi chợ Việt hoặc chợ Mễ. Cái đầu tự nhiên nhạy như máy vi tính. Sau một thời gian lo chuyện ăn uống, nhắm mắt lại tôi có thể nói vanh vách không cần suy nghĩ giá thịt đùi, sườn heo non, thịt gà, bắp cải, cà chua, trứng, sữa… Tổng cộng khoảng 95 USD mỗi tháng, nếu chịu khó tự nấu, có món ăn ngon đến mệt xỉu.
Trong khi mọi người tốn 80-100 USD tiền đi chợ một tháng thì Khoa – sinh viên Trường Edmonds – được cộng đồng sinh viên VN trong trường phong làm “cao thủ” khi cười đắc thắng: “Chưa đến một nửa giá đó vẫn có đầy đủ thịt, sữa, trứng, trái cây đàng hoàng” Nhưng “nói có sách mách có chứng”, sáng thứ bảy tôi đi cùng Khoa. Sau hơn một tiếng đi xe buýt, Khoa dẫn tôi đến một căn nhà nhỏ ngay trung tâm Seattle: Food bank. Thì ra đây là nơi cung cấp thực phẩm miễn phí hai ngày/tuần cho người vô gia cư, thất nghiệp.
Mới 9h sáng đã có khá nhiều người chờ. Xe hơi đậu ken bãi. Cùng xếp hàng, tôi bất ngờ nhận ra khá nhiều gương mặt quen học chung trường. Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần xuất trình số an sinh xã hội (social security number) hoặc chứng minh nhân dân là được. Đồ ăn miễn phí nhưng khá chất lượng, mỗi phần có đầy đủ thịt, trứng, sữa, đồ hộp… có thể ăn no suốt tuần. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu thực phẩm cho người ăn chay, ăn kiêng và cả ăn tiệc cũng không ai rầy rà gì.
Chen, bạn học cùng trường với tôi, người Trung Quốc, cũng là “khách hàng mối” ở đây. Tuần nào Chen cũng đến, hôm nay Chen lấy cả một túi lớn kem, trái cây, bánh, nước ngọt, chocolate vì: “Nhà tao tổ chức sinh nhật, ra đây lấy đồ ăn luôn, khỏi đi chợ”. Chưa hết, Chen còn rủ tôi đi ăn miễn phí định kỳ vào sáng chủ nhật và chiều thứ tư hằng tuần tại các nhà thờ gần đó. Chen cho biết: “Ăn là chuyện nhỏ, ở đây nếu mày theo đạo người ta còn cho cả tivi, giường, tủ và thậm chí cả xe hơi”.
Nếu muốn, theo các cách trên, tôi có thể khỏi tốn tiền ăn hằng tháng. Tuy nhiên, dù sao đó cũng là một hình thức “xin ăn”, trong khi tôi có thể làm thêm kiếm sống, dù mọi thứ phải tập vất vả.
Du học sinh có ba dạng ở: sống cùng với người Mỹ địa phương (homestay), ở ký túc xá của trường (sống chung với sinh viên quốc tế khác) và chung phòng (kiếm người hùn tiền mướn căn hộ – apartment – ở chung). Một hôm, tôi mất hơn một giờ đồng hồ đi xe buýt đến nhà Long – em của người bạn – đang ở homestay. Đã gần chín giờ tối, đón tôi ở cửa, Long dẫn tôi theo lối gara vào nhà và thì thầm: “Khuya rồi, anh nói nhỏ, bà chủ ở đây khó lắm”. Trong nhà ở đâu cũng dán đầy nội quy.
Trong nhà vệ sinh: “Phải dội nước thật kỹ, không ngồi xổm lên thành cầu”, nhà bếp: “Không nấu thức ăn có mùi”… Long cho biết ở homestay không phải sắm đồ đạc vì đã có sẵn, tiếng Anh lại được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tiền khá đắt, tùy tiểu bang giá 550-800 USD/tháng, có bao cơm từ một đến hai buổi. Tự nấu ăn thì nhiều chủ nhà không cho phép vì họ nói món ăn Việt Nam có mùi. Tôi định xin ở nhờ nhà Long vài ngày, nhưng thấy nội quy dán trên tường: “Không tiếp bạn ở lại qua đêm”, tối đó tôi đành ra nhà trọ ở tạm với giá 30 USD/đêm. Biết sao được, phải tập cho quen thôi!
Ở ký túc xá của trường, ở chung với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, cải thiện khả năng tiếng Anh. Chưa kể ký túc xá còn lo luôn chuyện ăn cho bạn nếu muốn, tuy giá khá đắt, khoảng gấp rưỡi so với bên ngoài. Vì thế cách phổ biến nhất là dán thông báo trên trường tìm người hùn tiền mướn căn hộ, vừa chủ động hơn trong việc tìm người phù hợp ở chung, giá lại có thể rẻ hơn nhiều.
Nguyên Vũ, sinh viên trường Oklahoma City University, dặn trước: “Ở chung với sinh viên nước ngoài phải chuẩn bị tinh thần có thể sẽ gặp trước một số chuyện bực mình: chén đũa ăn xong không rửa; phòng khách, bếp chẳng bao giờ dọn dẹp; đồ ăn làm sẵn để trong tủ lạnh bị ăn vụng; tiền lẻ ‘cất cánh’ khi để quên ngoài phòng khách”.
Dù sao những chuyện Vũ kể cũng là chuyện nhỏ, có những “tai nạn” khác lớn hơn nhiều do bất đồng văn hóa và chưa hiểu luật lệ Mỹ. Một bạn người Việt là sinh viên Trường ĐH cộng đồng Edmonds (Seattle, bang Washington), từng là nạn nhân. Mới qua Mỹ, bạn thuê phòng ở chung với một cô gái Ấn Độ và một anh chàng Tây Ban Nha. Hai anh chị này cặp với nhau, cuối tuần nào cũng mở tiệc, gọi bạn bè về ăn uống, nhảy nhót, ồn ào quá mức. Đã nhắc nhiều lần cũng vậy, không chịu được, K. chửi thề.
Chỉ thế thôi, cô Ấn Độ gọi 911 (cảnh sát cơ động) nói rằng anh bạn Việt … quấy rối tình dục và anh bồ cô Ấn Độ đứng ra làm chứng. Ngay lập tức, bạn này bị mời về đồn cảnh sát ngủ và lĩnh giấy ra tòa, phải tốn gần 4.000 USD để thuê luật sư.Đi “xin ăn”
Ở Mỹ ít sử dụng tiền mặt, phần lớn dùng thẻ ngân hàng. Là sinh viên du học, mở một tài khoản ngân hàng bạn sẽ được miễn phí dịch vụ trong năm năm và được tặng thêm 25USD. Ở Mỹ, mua hàng tại hệ thống cửa hàng đồ secondhand như Goodwill, Thrift Store hoặc chịu khó đi lùng mua hàng giảm giá cuối tuần, đôi khi bạn sẽ tìm được những món đồ với giá rẻ bất ngờ.
Ở Mỹ, không có xe hơi giống như… cụt giò. Vì thế, khi đi du học, nếu có điều kiện hãy đi học và thi bằng lái xe (ở một số bang như California, Washington, Texas…, bạn có thể thi bằng lái bằng tiếng Việt). Ngày đón tôi tại phi trường, bạn bè vui lắm: “Mày mới qua, phải làm một bữa hoành tráng mới được”. Nói rồi bạn dẫn tôi đi ăn… phở: “Ráng tận hưởng chút hương vị quê nhà đi. Rồi mày sẽ ít có dịp gặp lại nó đấy”.
Tôi nghĩ bụng: “Làm như tao nhà quê lắm. Ở Mỹ, nhất là Seattle, khu tập trung đông người Việt, chỗ nào chẳng bán phở, bán đồ ăn Việt Nam”. Nhưng chỉ sau vài tháng sống ở đây tôi mới thấy lời nói đó chí lý. Làm sao tôi có thể ăn thường xuyên khi một tô phở giá tính ra 100.000 đồng tiền Việt?
Ở Mỹ, nếu biết cách đi chợ, nấu ăn thì với 100 USD, sinh viên có thể ăn ngày ba bữa no và ngon trong một tháng. Quân, sinh viên Trường ĐH cộng đồng Houston (bang Texas), tiết lộ: “Muốn ăn ngon, giá rẻ thì nên thường xuyên coi báo để “canh” coupon giảm giá. Cuối tuần, các siêu thị thường có nhiều đồ giảm giá, đôi khi giảm đến 50 – 70%, tha hồ mua về chế biến”.
Gần như quán tính, mỗi lần đi chợ điều đầu tiên là tôi hỏi xin thẻ làm thành viên miễn phí. Có thẻ này đi chợ mua đồ giá rẻ hơn. “Bài học đi chợ” mà nhiều bạn bè truyền lại cho tôi khi đi chợ là: mua thịt nên đi chợ Mỹ; mua rau, trái cây, gia vị thì đi chợ Việt hoặc chợ Mễ. Cái đầu tự nhiên nhạy như máy vi tính. Sau một thời gian lo chuyện ăn uống, nhắm mắt lại tôi có thể nói vanh vách không cần suy nghĩ giá thịt đùi, sườn heo non, thịt gà, bắp cải, cà chua, trứng, sữa… Tổng cộng khoảng 95 USD mỗi tháng, nếu chịu khó tự nấu, có món ăn ngon đến mệt xỉu.
Trong khi mọi người tốn 80-100 USD tiền đi chợ một tháng thì Khoa – sinh viên Trường Edmonds – được cộng đồng sinh viên VN trong trường phong làm “cao thủ” khi cười đắc thắng: “Chưa đến một nửa giá đó vẫn có đầy đủ thịt, sữa, trứng, trái cây đàng hoàng” Nhưng “nói có sách mách có chứng”, sáng thứ bảy tôi đi cùng Khoa. Sau hơn một tiếng đi xe buýt, Khoa dẫn tôi đến một căn nhà nhỏ ngay trung tâm Seattle: Food bank. Thì ra đây là nơi cung cấp thực phẩm miễn phí hai ngày/tuần cho người vô gia cư, thất nghiệp.
Mới 9h sáng đã có khá nhiều người chờ. Xe hơi đậu ken bãi. Cùng xếp hàng, tôi bất ngờ nhận ra khá nhiều gương mặt quen học chung trường. Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần xuất trình số an sinh xã hội (social security number) hoặc chứng minh nhân dân là được. Đồ ăn miễn phí nhưng khá chất lượng, mỗi phần có đầy đủ thịt, trứng, sữa, đồ hộp… có thể ăn no suốt tuần. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu thực phẩm cho người ăn chay, ăn kiêng và cả ăn tiệc cũng không ai rầy rà gì.
Chen, bạn học cùng trường với tôi, người Trung Quốc, cũng là “khách hàng mối” ở đây. Tuần nào Chen cũng đến, hôm nay Chen lấy cả một túi lớn kem, trái cây, bánh, nước ngọt, chocolate vì: “Nhà tao tổ chức sinh nhật, ra đây lấy đồ ăn luôn, khỏi đi chợ”. Chưa hết, Chen còn rủ tôi đi ăn miễn phí định kỳ vào sáng chủ nhật và chiều thứ tư hằng tuần tại các nhà thờ gần đó. Chen cho biết: “Ăn là chuyện nhỏ, ở đây nếu mày theo đạo người ta còn cho cả tivi, giường, tủ và thậm chí cả xe hơi”.
Nếu muốn, theo các cách trên, tôi có thể khỏi tốn tiền ăn hằng tháng. Tuy nhiên, dù sao đó cũng là một hình thức “xin ăn”, trong khi tôi có thể làm thêm kiếm sống, dù mọi thứ phải tập vất vả.
Theo: Báo Tuổi Trẻ
Cùng Danh Mục :
Chuyện ở học viện West Point - học viện quân sự Hoa Kỳ
[Video] Trải nghiệm kì nghỉ ở Alaska
[Video]Motorsport Barber Vintage - Bảo tàng motor thể thao lớn nhất thế giới
Leave a Reply