Nông dân cũng là một doanh nhân,doanh nghiệp

Cả thế giới đều biết là cường quốc công nghiệp số 1 nhưng không phải ai cũng biết cũng là nước nông nghiệp phát triển bậc nhất toàn cầu. đi bằng hai chân công nghiệp và nông nghiệp, người nông dân Mỹ cũng là nhà doanh nghiệp.

Năm 1862 khi thành lập, phương châm đầu tiên mà Bộ nông nghiệp Mỹ đưa ra là: “Nông nghiệp là cơ sở của ngành chế tạo và thương nghiệp”. Hàng chữ này nay vẫn được khắc trên biểu tượng của Bộ nông nghiệp Mỹ. Qua hơn 200 năm phát triển tới nay, nước Mỹ luôn thực hiện phương châm “Dĩ nông lập quốc”, luôn coi nông nghiệp là cột trụ của nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, ngoài nhân tố khách quan trời phú cho nước Mỹ điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp thì chính sách của nhà nước đã góp phần quan trọng làm nông nghiệp phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất thế giới hiện nay.

634591965755819744 Nông dân cũng là một doanh nhân,doanh nghiệp
Một gia đình nông dân anh Kenneth Lund ở Iowa Ảnh: Lan Anh

Số liệu thống kê mới đây của Cơ quan quyền uy Mỹ cho biết: Hiện nay nông dân Mỹ khoảng 4,5 triệu người, chiếm chưa đầy 2% dân số, ngoài việc cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho hơn 250 triệu dân, nông dân Mỹ hàng năm còn xuất khẩu hàng lương thực thực phẩm, như bột mì, bông, thịt, rau quả trị giá tới trên 53 tỉ USD, bình quân mỗi giờ nông dân Mỹ đã tạo ra giá trị tới 6 triệu USD hàng xuất khẩu nông sản thực phẩm.

Sản lượng của 1/3 đất đai canh tác ở Mỹ có liên hệ với thị trường xuất khẩu thế giới, 17% nông sản phẩm dùng cho xuất khẩu, thu nhập từ xuất khẩu chiếm 25% tổng thu nhập của toàn ngành nông nghiệp. Xuất khẩu thịt bò của Mỹ chiếm 1/4 thị phần thế giới, ngũ cốc, sữa bò, trứng chiếm 1/5 thị trường thế giới. Đó là chưa kể hàng năm dân chúng Mỹ tiêu thụ lượng hàng nông sản thực phẩm tới 547 tỉ USD, trong đó các trang trại, nông trường của Mỹ cung cấp trên 23%, còn lại là nông dân Mỹ cung cấp và nhập khẩu.

Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết hiện nay Mỹ có 2,2 triệu nông trường, trang trại lớn nhỏ với bình quân diện tích là 418 mẫu Anh (khoảng 41.800 mét vuông). Ngoài ra còn các gia đình nông dân riêng lẻ, nhưng diện tích canh tác cũng rất lớn. Thậm chí một gia đình chỉ có 6 người, nhưng canh tác tới trên 1.000 hécta. Sở dĩ nông dân Mỹ có thể canh tác với diện tích lớn như vậy là do tất cả các khâu đều được tự động hóa, cơ giới hóa, lên mạng số hóa và vệ tinh hóa. Các khâu như gieo trồng, bón phân, trừ sâu đều dùng máy bay tiến hành. Việc tưới nước, chăm sóc và thu hoạch đều được vệ tinh thông báo, hướng dẫn và chỉ đạo.

Việc tiêu thụ sản phẩm hầu hết thông qua mạng Internet để đưa hàng tới thị trường hiện đang có nhu cầu. Ngay từ năm 1987, giá trị bình quân một lao động nông nghiệp Mỹ đã đạt tới 55.300 USD/giờ, gấp 4 lần mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, ngày nay nhờ hệ thống vệ tinh và mạng kỹ thuật số thì mức hiện đại hóa nông nghiệp của Mỹ càng cao hơn nhiều. Hiện trên 30% nông dân Mỹ có trình độ đại học trong đó hơn 50% có trình độ trên đại học. Số liệu thăm dò dư luận được tiến hành hàng năm cho thấy có tới 90% gia đình hy vọng con em mình tiếp tục kế nghiệp cha mẹ sản xuất nông nghiệp, có tới 97% thanh niên và con em gia đình nông dân tự nguyện ở lại gắn với nghề nông.

Một nhân tố cũng rất quan trọng là sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước để đảm bảo “đầu vào lớn, đầu ra nhiều”. Chính sách hỗ trợ và nâng đỡ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước thể hiện trên những mặt sau:

Một là, nhà nước cấp khoản hỗ trợ khoản tài chính và tiền vốn to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Số liệu thống kê của Mỹ cho thấy sự hỗ trợ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Nhà nước còn cao hơn vào lĩnh vực chế tạo của công nghiệp. Theo luật định, trong vòng 10 năm kể từ năm 2002 nhà nước hỗ trợ 190 tỉ USD cho sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi năm là 19 tỉ USD, dưới mức 19 tỉ USD, là trần cao nhất theo quy định chung của quốc tế để không bị trừng phạt. Năm 2004, tổng các dịch vụ và hạng mục đầu tư cho nông nghiệp tới 74 tỉ USD, tăng 1,4 tỉ USD so với năm 2003, kinh phí cho bảo vệ môi trường nông nghiệp cao nhất tới 30 tỉ USD, trong đó nhà nước hỗ trợ 6,2 tỉ USD. Riêng khâu an toàn lương thực thực phẩm được nhà nước hỗ trợ tới gần 900 triệu USD. Năm 2004, nhà nước hỗ trợ 196 triệu USD để nâng cấp mạng số hóa hệ thống Internet cho nông dân nhằm tìm thị trường và có thông tin nhanh nhạy để cạnh tranh trên trường quốc tế.

Hai là, Nhà nước thực hiện chính sách “Lấy công bù nông”, tức hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp có các hạng mục phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, như xây dựng đường sá, cầu cống, điện lực phục vụ phát triển nông thôn và cải thiện đời sống nông dân. Những doanh nghiệp có các chương trình phục vụ nông nghiệp như kỹ thuật nông nghiệp, thông tin, mạng tin chuyên về giá cả thị trường hàng nông sản trong và ngoài nước đều được nhà nước hỗ trợ.

Ba là, Nhà nước thực hiện ưu đãi thuế cho nông dân, như hàng năm có 25% chủ trang trại được miếng giảm thuế thu nhập, 50% chủ trang trại được hưởng mức thuế thấp 15%,còn lại 5% chủ trang trại và chủ nông trường lớn nạp thuế như quy định. Xăng dầu dùng cho sản xuất nông nghiệp đều được bán với giá ưu đãi. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy và khơi dậy tính tích cực của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

Sau khủng hoảng tiền tệ, tuy nông nghiệp bị ảnh hưởng không đáng kể, nhưng cũng được nhà nước hỗ trợ, như năm 2010 Chính phủ liên bang chi 240 triệu USD hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sau khủng hoảng tiền tệ, nhà nước cấp khoản tài chính hỗ trợ và giúp xây dựng thôn quê có số dân dưới 20.000 người, mở rộng và xây dựng trên 275 thư viện hiện đại cho nông dân.

Đất nông nghiệp sử dụng nhiều bị bạc màu và thuốc trừ sâu dùng nhiều có hại tới môi trường, nên Hội nông dân kết hợp với các Viện nghiên cứu đưa ra các kỹ thuật canh tác mới chống bạc màu và các kỹ thuật vi sinh chống côn trùng có hại, phát triển các côn trùng hữu ích có lợi cho sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Chương trình này đang được tiến hành khẩn trương và thu được thành tựu đáng kể.

Dư luận chung đều cho rằng nông dân Mỹ thực sự trở thành “ba nhà” là nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, sự cố gắng của bản thân lại được sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước, nên tính tích cực sản xuất của nông dân Mỹ ngày một cao, vì vậy nông nghiệp Mỹ hiện đứng hàng đầu thế giới là điều dễ.

NuocMy

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>