Yêu cầu cơ quan cũ đóng bảo hiểm xã hội?

Trong trường hợp VPĐD chấp nhận tiến hành thủ tục lập hồ sơ BHXH cho bạn thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành truy thu số tiền BHXH mà VPĐD đã không đóng cho bạn trong suốt thời gian bạn làm việc tại VPĐD. Thủ tục cũng như phương thức đóng tiền BHXH liên quan đến trường hợp của bạn, bạn có thể liên hệ cơ quan BHXH nơi VPĐD tọa lạc để biết cụ thể.
 
 * Tôi bắt đầu làm việc cho văn phòng đại diện (VPĐD) của một tờ báo vào tháng 4-2007 nhưng đến ngày 1-10-2007 mới được chính thức ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) dài hạn với tòa soạn tại Hà Nội với thời hạn 5 năm, MSN: 17.141, hệ số lương là 2.34 (bậc 1/9), lương thực tế của VPĐD tại miền Nam là 5.000.000 đồng.

Trong suốt thời gian tôi làm việc tại đây, cơ quan không hề đóng (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và thực hiện các chế độ khác theo luật lao động cho tôi.

Đến 15-12-2008, tôi làm đơn xin nghỉ việc và được đồng ý cho chính thức nghỉ từ ngày 15-1-2009. Dù tôi đã nhiều lần yêu cầu lãnh đạo cơ quan đóng bảo hiểm (kể cả ngay trước khi nghỉ), cơ quan vẫn không đóng các khoản này, viện cớ là tôi đã xin nghỉ nên không biết thủ tục đóng lại thế nào. Đến ngày 20-2-2009, cơ quan ra quyết định chính thức cho tôi thôi việc với trợ cấp ½ tháng lương.

Ký HĐLĐ với tôi là tổng biên tập cũ nay đã chuyển công tác, một phó tổng biên tập phụ trách thay thế. Vậy tôi có được quyền yêu cầu cơ quan đóng lại cho tôi các khoản bảo hiểm theo luật lao động đến ngày tôi chính thức nghỉ hay không để tôi có thể tiếp tục đóng bảo hiểm cho mình? Nếu cơ quan phải đóng lại các khoản này thì thủ tục là gì? Tiến hành ra sao?

Nếu cơ quan này không tiến hành đóng các khoản bảo hiểm lại cho tôi, tôi có quyền kiện cơ quan này không? Và thủ tục tiến hành ra sao?

 Yêu cầu cơ quan cũ đóng bảo hiểm xã hội?
(thuong pham)

Trả lời

– Theo quy định của pháp luật lao động và Luật BHXH thì loại hình BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Do đó kể từ thời điểm hợp đồng lao động của bạn ký kết với VPĐD nêu trên có hiệu lực thì VPĐD có trách nhiệm lập hồ sơ để bạn được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH. Trong suốt thời gian bạn làm việc tại VPĐD, VPĐD có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH cho bạn. Khi bạn không còn làm việc thì VPĐD có trách nhiệm trả sổ BHXH cho bạn.

Vì tất cả các quyền lợi liên quan đến BHXH khi bạn làm việc tại VPĐD đã không được bảo đảm khi VPĐD không chịu tiến hành lập hồ sơ BHXH cho bạn nên bạn có quyền yêu cầu VPĐD có nghĩa vụ phải lập hồ sơ BHXH và đóng BHXH cho bạn cho tất cả thời gian bạn đã làm việc tại VPĐD.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ thì do bạn đã làm việc từ tháng 4-2007 nên mặc dù tới ngày 1-10-2007 bạn mới chính thức ký HĐLĐ, HĐLĐ của bạn vẫn có hiệu lực kể từ ngày bạn bắt đầu làm việc (tháng 4-2007). Do đó VPĐD có nghĩa vụ phải đóng BHXH cho bạn kể từ thời điểm tháng 4-2007 đến thời điểm bạn chấm dứt HĐLĐ.

Trong trường hợp VPĐD chấp nhận tiến hành thủ tục lập hồ sơ BHXH cho bạn thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành truy thu số tiền BHXH mà VPĐD đã không đóng cho bạn trong suốt thời gian bạn làm việc tại VPĐD. Thủ tục cũng như phương thức đóng tiền BHXH liên quan đến trường hợp của bạn, bạn có thể liên hệ cơ quan BHXH nơi VPĐD tọa lạc để biết cụ thể.

Trường hợp VPĐD không chịu lập hồ sơ và đóng BHXH cho bạn, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi VPĐD đóng trụ sở để yêu cầu Tòa án buộc VPĐD phải giải quyết các quyền lợi liên quan đến BHXH trong suốt thời gian bạn đã làm việc tại VPĐD.

Lưu ý với bạn là thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với trường hợp của bạn là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Bộ luật lao động.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>