Qui định chế độ thai sản mới.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15.2.2016 quy định một số điều của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc, trong đó có nhiều điểm mới liên quan đến quy định về chế độ ốm đau, thai sản.

 

Xác định mức hưởng chế độ ốm đauBên cạnh quy định cũ về điều kiện NLĐ được hưởng chế độ ốm đau như tai nạn rủi ro, con dưới 7 tuổi bị ốm đau, Thông tư 59 còn quy định điều kiện của tai nạn: “NLĐ bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, điều trị thương tật, bệnh tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc”.

♠ Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những Ứng Viên hoặc Người Tìm Việc phù hợp với nhu cầu ủa họ và liệu có phải là bạn? Truy cập ngay vào website mangvieclam.com để biết thêm chi tiết!

 

 
 

Đồng thời, thông tư bổ sung các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau như nghỉ điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Trường hợp lao động nữ đi làm trong thời gian thai sản mà bị ốm đau hoặc có con bị ốm đau vẫn được hưởng chế độ.

Theo đó, cách xác định mức hưởng chế độ ốm đau cũng có nhiều thay đổi so với quy định cũ. Cụ thể, giảm số ngày trong tháng để tính mức hưởng ốm đau xuống còn 24 ngày (thay vì 26 ngày). Bên cạnh đó, tăng tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ nghỉ việc từ ngày 18.1 trở đi do mắc bệnh cần điều trị dài ngày mà đóng BHXH dưới 15 năm lên 50% (trong khi quy định cũ là 45%).

Đồng thời, Thông tư 59 cũng hướng dẫn cách xác định mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh điều trị dài ngày, xác định theo số tháng nghỉ việc, trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng xác định mức hưởng riêng cho những ngày này.

♠ Bạn là Nguoi Tim Viec cho người thân, bạn bè hoặc đang Tìm Việc Làm cho bản thân mình? Tham gia ngay diễn đàn Người Tìm Việc 24h của mangvieclam.com để có thêm thông tin.

Quy định mức hưởng chế độ thai sản

Thông tư 59 hướng dẫn chi tiết về các trường hợp và tiền lương căn cứ để tính mức hưởng chế độ thai sản của cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp mẹ mất sau khi sinh. Cụ thể, chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh thì cha được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ với mức hưởng chế độ thai sản tính theo lương của người mẹ. Ngoài ra, cả cha và mẹ điều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh thì cha được hưởng thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ; mức hưởng chế độ thai sản tính theo lương của người cha.

Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản tính theo lương của người mẹ. Nếu cả cha và mẹ điều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng thai sản mà mẹ chết sau khi sinh thì cha được hưởng thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản tính theo lương của người cha.

Về thời gian hưởng thai sản, trong trường hợp người mẹ có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản và chết sau khi sinh, theo Thông tư 59 đã kéo dài thời gian hưởng thai sản của cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi (trong khi theo quy định cũ là 4 tháng tuổi).

>> Xem thêm các ngành nghề phổ biến:

Kinh Doanh
Nhân Sự
Công Nghệ Thông Tin
Xây Dựng

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>